Tổng quan
Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển được thành lập theo Quyết định số 596/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/02/2001. Chức năng hoạt động được quy định tại Quyết định số 28/QĐ-ĐHKT-TCHC của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ngày 8/3/2001. Đồng thời, chức năng được bổ sung theo Quyết định số 3249/QĐ-ĐHKT-TCHC của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ngày 30/8/2016. Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển được chỉ đạo là bộ mặt nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, có chức năng tham mưu, tổ chức, triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học kinh tế vào thực tiễn. Dịch vụ tư vấn của IDR tập trung chính vào những cơ hội và vấn đề quan trọng mà khách hàng là các địa phương, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước quan tâm, đó là chiến lược, marketing, nghiên cứu thị trường, tổ chức, quản trị, tài chính doanh nghiệp, sáp nhập... CÁC HƯỚNG TƯ VẤN CHÍNHViện thực hiện tập trung một số hướng tư vấn chính như sau: CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUCác mô hình nghiên cứu được Viện thường xuyên nghiên cứu, cập nhật và vận dụng, ứng dụng vào các công trình nghiên cứu thực tiễn tại địa phương, doanh nghiệp phù hợp với xu hướng nghiên cứu theo định hướng của các tổ chức phi chính phủ, có tầm ảnh hưởng thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và cacsc hướng nghiên cứu quy hoạch của các nước như: Pháp, Nhật, Mỹ,…. KỲ VỌNGViệc vận dụng lý thuyết vào từng bối cảnh nghiên cứu cụ thể, xây dựng khung lý thuyết phù hợp với sự phát triển của từng địa phương, doanh nghiệp và đề xuất các quyết định, hệ thống giải pháp phù hợp với từng địa phương, từng doanh nghiệp cụ thể là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạt động nghiên cứu ứng dụng của Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển. Việc nghiên cứu vận dụng các mô hình phát triển trong địa phương, doanh nghiệp hiện nay là khá quan trọng trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày càng sâu, rộng của Việt Nam, hỗ trợ các nhà lãnh đạo đón đầu xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Vận dụng lý thuyết linh hoạt trong từng bối cảnh cụ thể hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp tránh được chủ nghĩa kinh nghiệm, tình trạng “võ đoán” trong hoạt động điều hành và định hướng kinh doanh. Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển vinh hạnh đồng hành Quý nhà lãnh đạo, Quý doanh nghiệp cùng các xu hướng trên. |