Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của kinh tế tỉnh Long An trong lộ trình hội nhập vào vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam

Cấp quản lý: Cấp tỉnh
Mã số đề tài:
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tấn Khuyên
Thư ký đề tài: Nguyễn Duy Tâm
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR)
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An
Thời gian thực hiện: 2006
Tình trạng thực hiện: Đã phê duyệt
Lĩnh vực khoa học đề cập: Kinh tế
Tài liệu đề tài:

Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, phụ lục, dữ liệu

Nơi lưu giữ tài liệu: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR)

Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của kinh tế tỉnh Long  An trong lộ trình hội nhập vào vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam thực thực hiện trong năm 2007, trong bối cảnh Long An và Tiền Giang được Chính phủ xếp vào Vùng kinh tế Trọng điểm phía Nam. Đề tài do TS. Nguyễn Tấn Khuyên và các cộng sự thực hiện. Đề tài hướng đến mục tiêu xác định vị trí, những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh, điểm yếu của Long An khi gia nhập vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phương pháp tiếp cận của đề tài thực hiện trong mối quan hệ liên kết của Long An đối với các tỉnh trong vùng. Đề tài sử dụng dữ liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp từ từ 8 tỉnh, thành phố phố trong vùng để đánh giá, xếp hạng vị trí của Long An và khả năng liên kết, phát triển của Long An trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Kết quả đề tài: Kết quả nghiên cứu đã nhận diên 3 nhóm ngành công nghiệp có khả năng thúc đẩy quá trình hội nhập của Long An vào vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: Nhóm ngành  công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống, nhóm ngành có tính  chất đánh đổi giữa giá trị sản xuát vào động và nhóm ngành công nghiệp còn lại của Tỉnh. Đồng thời, Long An cũng cần tập trung phát triển nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo sự phát triển mang tính liên kết, hoàn  chỉnh khả năng hội nhập của Long An.


Đối tác toàn cầu của IDR