Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của kinh tế tỉnh Long An trong lộ trình hội nhập vào vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam

Cấp quản lý: Cấp tỉnh
Mã số đề tài:
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tấn Khuyên
Thư ký đề tài: Nguyễn Tấn Khuyên
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR)
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An
Thời gian thực hiện: 2006
Tình trạng thực hiện: Đã phê duyệt
Lĩnh vực khoa học đề cập: Kinh tế
Tài liệu đề tài:

Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, phụ lục, dữ liệu

Nơi lưu giữ tài liệu: Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (IDR)

1. Lý do chọn đề tài

Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam là một khu vực phát triển rất nặng động của cả nước và cũng là đầu tàu cho cả nền kinh tế quốc gia. Trong  bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Tỉnh Long An và 3 tỉnh khác (Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang) mới được vào Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VKTTĐPN) với một xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh đã vào VKTTĐPN từ trước  như TPHCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai đặt ra cho Long An nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết để tận dụng thời cơ khắc phục trở ngại để  chủ động hội nhập với yêu cầu tăng tốc.  Trở thành thành viên chính thức của VKTTĐPN đang là một lợi thế  rất to lớn, nhưng cũng sẽ có không ít thách thức đối với tỉnh Long An. Vị thế của tỉnh Long An hiện nay ra sao trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam, và tỉnh Long An cần thực hiện những biện pháp gì để có thể phát triển, và hội nhập vào Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam đã khiến chúng tôi theo đuổi đề tài này “Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của kinh tế tỉnh Long  An trong lộ trình hội nhập vào vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam

 2. Mục tiêu nghiên cứu

Hội nhập vào VKTTĐPN cũng là một quá trình để tỉnh Long An có thể tận dụng được những cơ hội trong thu hút FDI, thu hút đầu tư từ các tỉnh khác, và đóng góp sức mình cho sự tăng trưởng chung của Vùng.  Để thúc đẩy quá trình hội nhập vào VKTTĐPN của Long An, đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Xác định vị trí tỉnh Long An trong vùng VKTTĐPN từ quan điểm của các nhà đầu tư

- Đánh giá việc thực hiện Marketing địa phương của tỉnh Long An trong việc thu hút FDI và đưa ra những gợi ý chính sách nhằm thu hút FDI

- Đưa ra những gợi ý chính sách cho phát triển đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình hội nhập vào Vùng Kinh Tế Trọng Điểm phía Nam của Tỉnh Long An

- Xác định những ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn mà Long An cần phát triển, những ngành này sẽ giúp Long An phát huy được lợi thế của mình khi thực hiện liên kết trong phát triển kinh tế giữa các tỉnh trong Vùng Kinh Tế Trọng Điểm phía Nam.

- Đề xuất những gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu, và tốc độ tăng trưởng của tỉnh Long An khi hội nhập vào VKTTĐPN

 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Cách tiếp cận

Khi xây dựng bản báo này nhóm nghiên cứu  chọn cách tiếp cận hệ thống, nghĩa là đặt kinh tế xã hội của Long An trong mối quan hệ với kinh tế của 8 tỉnh thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và với nền kinh tế cả nước.

Với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhóm nghiên cứu chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân với tư cách là lực lượng chủ lực  của quá trình tăng trưởng. Doanh nghiệp nhất là khu vực dân doanh được xem như là “khách hàng”  của  các chính sách thu hút đầu tư phát triển của tỉnh;

3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng các số liệu thống kê của Cục Thống Kê Long An, các Sở Ban ngành của tỉnh Long An, cũng như  của các tỉnh thành phố khác trong Vùng KTTĐ Phía Nam, số liệu của Tổng Cục Thống Kê, của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam….để phân tích và đưa ra các nhận định. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là

  • Phương pháp thông kê mô tả
  • Phân tích số liệu bằng đồ thị Rađa.
  • Phương pháp mô trận SWOT.
  • Phương pháp phân tích nhân tố.
  • Phương pháp đo lường đa hướng.
  • Phương pháp phân cụm
  • Phương pháp mô hình toán
  • Các phương pháp dự báo chuỗi thời gian
  • Phương pháp chuyên gia

 4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã nhận diên 3 nhóm ngành công nghiệp có khả năng thúc đẩy quá trình hội nhập của Long An vào vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: Nhóm ngành  công nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống, nhóm ngành có tính  chất đánh đổi giữa giá trị sản xuát vào động và nhóm ngành công nghiệp còn lại của Tỉnh. Đồng thời, Long An cũng cần tập trung phát triển nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo sự phát triển mang tính liên kết, hoàn  chỉnh khả năng hội nhập của Long An.


Đối tác toàn cầu của IDR